Các lỗi thường gặp trong Poker (phần 1)

19


Một lỗi mà khá nhiều newbie thường gặp đó là quá tự tin vào những Hand mạnh mà không quan tâm đến các yếu tố khác.

Mọi lỗi trong Poker đều có cái giá của nó.


Thật không may, hầu hết những người mới bắt đầu chơi Poker đều gặp khó khăn trong việc rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trừ phi đó là những lỗi khiến họ cạn túi. Thường thì những lỗi bạn mắc phải sẽ khiến bạn thua Pot đó. Và phần thua trong Pot có thể chỉ là phần nhỏ trong tổng số tiền của bạn. Khi đó, phần lớn người mới vào nghề thường phủi tay cho qua, dẫn đến việc không hiểu được mức độ nghiêm trọng của những lỗi mình mắc phải.

Những lỗi nhỏ như vậy, tuy không quá “tốn kém” như những sai lầm nghiêm trọng, nhưng lại thường xảy ra thường xuyên hơn và về lâu về dài thậm chí còn khiến họ “phá sản” nhanh hơn. Những lựa chọn khi chơi tựa như khi bạn đang ngồi trên một chiếc bè trôi vậy. Khi đó bất kể vết rò rỉ nào, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ nhấn chìm bạn. Giãy giụa trong vô vọng tìm lối thoát, hay tìm cách bịt kín những chỗ rò rỉ, sự lựa chọn nằm trong tay bạn.

1) Trông đợi quá nhiều vào “coin-flip” may rủi: 
(những Hand có 50-50 cơ hội thắng All-in tại Pre-flop)

“Lỗ hổng” này cơ bản bắt đầu từ việc xem Poker quá nhiều trên TV mà không tìm hiểu Poker một cách kỹ lưỡng. Poker trên TV, tuy hấp dẫn, nhưng lại không phải là một cách học những chiến thuật chơi Poker có cơ sở chắc chắn với những người chơi chưa có kinh nghiệm, đặc biệt là với những “cash-game”(những game không chính quy chơi bằng tiền mặt).

Một điều thường xuyên đi cùng với những giải đấu Poker trên truyền hình là việc người chơi thường xuyên phụ thuộc vào những “coin flip”. Người xem bị choáng ngợp với những player chỉ biết coin-flip (may rủi) như là một sự cố bám trụ lại giải đấu một cách vô vọng.

Trong Cash-game, không bao giờ nên trông chờ vào Pre-flop coin-flip. Thường thì khi đối mặt với All-in Bet, một người mới chơi Poker với Hand A-K sẽ Call, bởi những lí do sau:
Tôi sẽ thắng nếu đối phương không có Pair.
Tôi có 50-50 cơ hội với mọi Pair thấp hơn K-K.
Tôi chỉ sợ thua K-K và A-A…
Với những “tỉ lệ” trên, Call có vẻ là một sự lựa chọn đúng đắn. Thật không may cho những “anh chàng” này, Cash-game Poker không giống các giải Poker chính quy.

Trong các giải đấu Poker, đặc biệt là trong Final Table (làm nên phần lớn các chương trình Poker trên TV), người chơi thường chờ Hand có khả năng thắng trong vòng showdown để All-in Pre-flop. Ví dụ như Hand với bất kỳ lá Ace nào, hoặc hai high-card (K, Q), vậy nên có thể coi A-K là một trường hợp điển hình để Call.

Còn trong Cash-game, điều này lại hoàn toàn khác. Trừ ít trường hợp như khi người chơi mất kiềm chế, hay chỉ muốn nghỉ ngay lập tức, Hand duy nhất mà một đấu thủ Cash-game kinh nghiệm sẽ Call All-in tại Pre-flop hầu như luôn luôn là các Pocket Pair hoặc chí ít là A-K.
Điều đó có nghĩa là ở những trường hợp này, Hand A-K của bạn sẽ yếu thế hơn một chút so với Pocket Pair từ Q-Q trở xuống (45% tỉ lệ thắng nếu A-K không đồng chất và 48% nếu có) và gần như không có cơ hội trước K-K (20%) hay A-A (13% tỉ lệ thắng). Một trường hợp khó xảy ra khác là đối thủ cũng cầm A-K và Pot sẽ được chia đều, nghĩa là việc Call của bạn thật ra là vô ích. Vì thế All-in tại Pre-flop với A-K như vậy coi như bạn đã tự đặt mình vào thế thua rồi.

Xem thêm  Poker Hands Chart: Common Starting Hand Nicknames - Tên gọi các hand poker phổ biến

Nên nhớ, “hy vọng” vào coin-flip tại Pre-flop trong Cash-game như vậy sẽ chỉ tiền mất tật mang.

Đừng trông đợi quá nhiều vào các tình huống “coin-flip” may rủi.


2) Quá tự tin với những Hand mạnh:

Một lỗi thường gặp khác với những người mới bắt đầu chơi Poker là thường hay quá tự tin với Hand của mình.
Khi theo dõi những người chân ướt chân ráo đến với Poker, phần lớn trong số họ sẽ không bao giờ Fold với những Hand như Top Pair hoặc mạnh hơn. Nếu họ có đôi Aces, sẽ chẳng bao giờ có chuyện Fold, bởi vì đơn giản nó là đôi mạnh nhất.
Càng chơi Poker nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy bất an với những Hand mạnh. Một người mới sẽ mừng thầm và đinh ninh họ chắc chắn sẽ giành được Pot khi Flop được hai đôi thấp, nhưng với người chơi có kinh nghiệm, điều đó chưa hẳn đã đảm bảo cho chiến thắng.

17
 

Newbie sẽ hiểu rằng họ đang có một Hand mạnh ở lượt Flop này. Sẽ không có khả năng Straight hoặc Flush, vậy nên chắc chắn đây là Hand mạnh nhất. Họ sẽ chơi “tới bến” với Hand này..
Còn với dân chuyên trong trường hợp tương tự hiểu rằng họ chỉ có ba lựa chọn:
Đối phương không có gì cả, và họ sẽ thắng ở Flop, được nhiều hơn Blind chút ít;
Đối phương có một Pair (ví dụ đôi K), và có khả năng sẽ Call một lần;
Đối phương sẽ có Hand còn mạnh hơn (8-K, 9-K, 8-8, 9-9, K-K…).

Người chơi có kinh nghiệm hiểu rằng anh ta sẽ thắng một Pot nhỏ, bất kỳ ai Bet sẽ chỉ đưa tiền vào túi anh ta. Anh ta chỉ có thể kiếm được một món kha khá nếu như đối phương có Top Pair, hay một Hand mạnh tương tự khác và chính họ sẽ quá tự tin vào Hand của mình.

Không may, những người chơi chuyên nghiệp không thể biết được đối thủ đang quá dựa vào Top Pair hay đang chơi bình thường. Trừ những trường hợp đặc biệt này ra, nếu bạn có bất kỳ Hand nào yếu hơn Straight, bạn không nên Bet lớn. Chỉ khi bạn đang có một Hand rất mạnh mà khả năng thất bại là vô cùng thấp thì bạn mới mong mang về một món lời khá khẩm.

Tất cả các lỗi này đều có thể tránh được; cố gắng hạn chế đến mức tối đa chúng trong lối chơi của bạn và kết quả ngay lập tức sẽ là những món hời đáng kể, giúp chồng tiền của bạn ngày một cao theo thời gian.

208
5 lỗi thường gặp của những người mới chơi Poker.


Phần hai của bài viết sẽ đề cập đến ba lỗi nữa mà dân không chuyên mới vào nghề hay mắc phải. Nếu bạn bỏ lỡ phần một 5 lỗi thường gặp của những người mới chơi Poker (Phần 1), hãy dành chút thời gian để đọc nó để có cái nhìn rõ nét hơn về bài viết.

Phần một nói về coin-flips và việc quá tự tin với những Hand mạnh; mặc dù đây là những lỗi khá nghiêm trọng thế nhưng lại không phải là những lỗi duy nhất mà những người mới bắt đầu chơi Poker hay mắc phải.

Bạn không chỉ cần tìm cách hạn chế những lỗi trên mà còn nên biết dồn ép đối phương để họ tự mắc phải chính những sai lầm đó.

Xem thêm  Đánh giá các thể loại giải đấu Poker tournament​

3) Quá mạo hiểm:

Bạn kiên nhẫn chờ đợi một Draw (những Hand chỉ thiếu một lá là có thể thành Straight hoặc Flush), cố gắng Hit Draw (bắt được lá thiếu đó sau khi Dealer lật bài) và kiếm một món kha khá. Bạn không để lộ thông tin về Hand mình và quyết định Check. Vậy nên, khi bạn Hit Draw, bạn phải sẵn sàng Bet/Raise để ăn Pot lớn. Có thể là một phần nhỏ hoặc toàn bộ số chip, tùy ở bạn.

Khi bạn đang chờ một Draw nhưng Community-Cards lại tiềm tàng nhiều rủi ro, nhiều khi Hit Draw lại là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Ví dụ điển hình nhất là việc Draw một bộ Flush trong khi Board đã có Pair. Lúc đó bạn có được Flush, nhưng bất kỳ ai tiếp tục Call hoặc thậm chí Raise đều có khả năng lớn là sở hữu Full House, tức là còn mạnh hơn Hand bạn.

Phán đoán tình huống đúng đắn và biết dừng đùng lúc sẽ giúp bạn rất nhiều trong những trận đấu Cash-games.


Không gì có thể tồi tệ hơn việc Draw Dead (chờ đợi lá thiếu nhưng cuối cùng lại không ra, khiến cơ hội thắng của bạn về mo), để mất một lượng chip lớn khi trước đó bạn nghĩ mình sẽ Hit được một lá bài ngon. Khi có khả năng mà bạn Hit được Draw với một Hand vẫn còn xếp sau một Hand khác (như trường hợp Flush vs. Full House trên), bạn phải cố khống chế số chips trong Pot sao cho nhỏ nhất có thể và chờ showdown.

Trừ phi bạn chắc chắn rằng mình có Hand mạnh nhất (qua việc quan sát cách đối thủ Bet), đừng nên tự lừa dối bản thân và cố Call đến cùng.

4) Chơi với tâm lý sợ thua (Scared-money):

Huyền thoại Doyle Brunson từng nói: ”Chìa khóa cho thành công trong No-Limit Poker… là việc người chơi phải chơi với toàn bộ số chip anh ta đang có trên bàn.” Nói cách khác, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc All-in với đối phương vào bất kỳ thời điểm nào. Rất nhiều người mới chơi Poker thường tham gia một bàn với lượng Buy-in thấp, do vậy, họ tự dưng đặt mình dưới áp lực là không thể để thua. Điều này được gói gọn trong cụm từ “Scared-money”. Nếu bạn không thể hoặc không sẵn sàng All-in, đối phương sẽ lợi dụng nỗi sợ hãi đó để chống lại bạn.

Để là một người chơi Poker thành công, bạn phải biết phân định rõ ràng tiền dùng để chơi trên bàn Poker và số tiền dành lại trong tài khoản cá nhân của bạn. Vét sạch “của để dành” trên bàn No-limit sẽ chẳng khác gì việc đi mua một chiếc bánh kẹp. Dĩ nhiên bạn sẽ không muốn dùng tiền như thế, tuy nhiên sẽ có nhũng lúc bạn buộc phải làm những điều cần làm để giành chiến thắng.

Liệu bạn có dám All-in trong một Cash-game?


Bạn chỉ có thể chơi No-limit Poker thật sự tốt một khi biết cách phân định rạch ròi các khoản tiền của mình. Hãy tham gia những bàn vừa sức mình và luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng trước khi chơi. Nên nhớ rằng, lượng tiền kiếm được, tuy quan trọng, nhưng suy cho cùng cũng chỉ đóng vai phụ khi so với những thành công trong Poker về lâu dài. Bạn không nên chỉ chơi Poker với mục đích kiếm tiền mà hãy chơi với mong muốn tìm kiếm những cuộc đấu chất lượng để nâng cao trình độ. Tiền chỉ là cách mà người chơi tính điểm cho mình mà thôi.

Xem thêm  Kỹ năng phán đoán khoảng bài (Hand Range) của đối thủ trên bàn poker

5) Quyết định lượng tiền Bet (bet-size) không hợp lý:

Nếu như lượng Bet của bạn vô tình giúp đối thủ dự đoán một cách gần như chính xác về Hand mà bạn đang nắm giữ thì họ sẽ không bao giờ mắc sai lầm. Và khi đối phương không phạm sai lầm, thì bạn sẽ chẳng bao giờ kiếm được một xu nào từ họ cả.

Rất nhiều người mới chơi chỉ nghĩ đến một khía cạnh của việc Bet, mà bỏ qua mọi điều còn lại. Kết quả là Bet-size của họ trở thành một gánh nặng hơn là một công cụ để kiếm tiền.

Thử tưởng tượng rằng khi bạn đang có một Hand khá ổn, như là Two Pairs ngay tại Flop. Bạn là người đầu tiên phải đưa ra quyết định. Nhiều người mới chơi có suy nghĩ đơn giản thế này: “Tôi muốn đối phương Call để tôi có thể kiếm được tiền trong ván đấu này, vậy thì có lẽ tôi nên Bet một lượng nhỏ để dụ họ Call.” Bạn Bet 10,000 VND vào một Pot 100,000 VND. Tất cả đều Call và bạn đạt được “mục tiêu” của mình, nhưng thật ra bạn lại đang cho đối phương cơ hội Hit Draw để chống lại bạn với tỉ lệ rủi ro cao nhất có thể là 8-1 (bàn với 9 người chơi).

Thực tế là, lượng Bet của bạn phải vừa đủ để dụ đối phương Call, nhưng cũng phải đủ lớn để loại bớt những đối thủ chỉ thích limp để đợi Hit Draw.

 

Bet-size chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc bạn có thể kiếm tiền bằng Poker hay không.

Một ví dụ khác, một newbie với một Hand mạnh sẽ muốn Bet để có kiếm chip, nhưng lượng Bet lại quá lớn, nhiều lúc lớn đến nỗi khó hiểu (!?) và kết quả là chỉ ăn được Blind ít ỏi. Dưới đây là ví dụ cho một kịch bản thường gặp:

Blinds 10,000 VND/20,000 VND, một người mới chơi có A-A và ở vị trí Big-blind (BB). Một người khác limp, người tiếp theo Raise thêm 20,000 VND, những người còn lại Fold. Quay trở lại với anh chàng cầm A-A trướcđó, anh ta quyết định All-in với 700,000 VND (!?).

Mới có 90,000 VND trong Pot, vậy mà anh ta Raise tận 700,000 VND. So sánh giữa Bet-size và Pot, nghĩa là anh ta quyết định “đầu tư” tận 700,000 VND chỉ để lấy về 90,000 VND (?). Raise một lượng chips lớn hơn rất nhiều so với Pot đang có không bao giờ là một quyết định đúng đắn. Đương nhiên anh ta thắng Pot đó, nhưng thu về chả đáng là bao, và lại còn uổng phí một Hand “hái ra tiền” như đôi Aces. Kiếm được ít tiền hơn mức có thể với một Hand mạnh đồng nghĩa với việc bạn đang để phí chips một cách không đáng có, và điều đó cũng chả khác gì thua một Pot.

Điều này có nghĩa là bạn phải Raise/ Bet một lượng chips hợp lí. Đủ nhỏ để họ Call, nhưng cũng đủ lớn để loại bỏ những trường hợp “thích limp để Hit Draw” khác. Nếu mọi chuyện diễn biến theo đúng kịch bản, đối phương sẽ nghĩ bạn đang Bluff, và có thể Bet/ Raise/ All-in ngay sau đó. Nhưng nếu bạn All-in từ đầu, điều vừa nói xong sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra. Bạn cần phải Bet một lượng hợp lý để kiếm được lượng chip lớn nhất có thể từ đối phương.

Follow by Email
Twitter