Kĩ năng chọn Tour dễ chơi dễ trúng thưởng.
Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ trả lời 1 câu hỏi, giúp các bạn thực sự hiểu được, thế nào là 1 tournament có value, đáng tham gia. Qua trao đổi với rất đông người chơi poker Việt Nam, mình có cảm giác là rất rất ít bạn, kể cả những bạn có thể được coi là chơi chuyên nghiệp, kinh nghiệm chinh chiến đầy mình, thực sự hiểu về vấn đề này.
Đầu tiên, hãy tự hỏi, bạn chơi poker vì lý do gì? Thường thì có 3 lý do chính:
1.Thử thách bản thân. Những người chơi poker vì lý do này thường là những doanh nhân, đại gia thành đạt, tiền đối với họ không còn ý nghĩa nữa. Họ chỉ muốn thử sức, đấu trí với những người chơi giỏi nhất. Trong trường hợp này, họ chỉ cần chọn những tournament lớn nhất, danh giá nhất, tụ hội nhiều người chơi tài năng nhất.
2.Giải trí. Đây là những bạn yêu thích bộ môn này như một trò chơi, tìm niềm vui trong poker. Nếu đối với bạn, đây là mục tiêu quan trọng nhất, thì bạn nên tham gia những tournament có đông bạn bè, người quen, người nổi tiếng chơi cùng. Bạn cũng có thể chọn đến những địa điểm thi đấu như Macau, Barcelona, Bahamas, Monaco, hoặc ở Việt Nam là Đà Nẵng – nơi mà mình đánh giá có phòng chơi poker view đẹp nhất Việt Nam hiện nay – để vừa chơi poker, vừa thưởng ngoạn, du lịch, nghỉ dưỡng
3.Tài chính. Đây là lý do quan trọng nhất đối với đại đa số người chơi poker – và cũng là trọng tâm của bài viết hôm nay. Trong trường hợp này, việc lựa chọn 1 tournament phù hợp, đáng tham gia, “value“, là 1 quyết định tối quan trọng, ảnh hưởng cực lớn đến thu nhập của bạn từ poker.
Khi bạn tham gia 1 poker tournament, có thể coi đây là 1 dạng đầu tư, trong đó phần đầu tư của bạn là tiền lệ phí buy in, còn lợi nhuận đến từ giải thưởng. Ta có công thức, tỷ suất đầu tư (ROI – Return On Investment) tính bằng lợi nhuận, chia cho chi phí đầu tư.
Thông thường, một người chơi online khá sẽ có ROI từ 5-10%. Có nghĩa là khi đánh 1 tour với buy in $100, anh ta sẽ có những lần thắng lớn, ăn hàng trăm hay hàng ngàn $, nhưng cũng rất nhiều lần khác không được gì và mất toi tiền buy in. Tính trung bình ra anh ta sẽ ăn $5-10 mỗi tour $100, và đánh rất nhiều tour một lúc để dùng số lượng cải thiện thu nhập. Những người chơi cực giỏi online có thể đạt đến ROI 40%, hay thậm chí 70% (thống kê top 100 cao thủ Pokerstars năm 2009 – khi poker còn rất dễ – có ROI trung bình 60%). Đối với các cao thủ đánh live, ROI thông thường sẽ cao hơn, khoảng 50%, thậm chí 150-200% cũng không phải lạ với những người đỉnh nhất, vì trình độ đánh live thấp hơn nhiều so với online. Tuy nhiên, như bạn thấy, kể cả với những người rất giỏi, đừng quá kỳ vọng vào những lần vô địch đoạt giải thưởng gấp vài chục lần buy in (ROI vài nghìn %) – điều đó rất hiếm khi xảy ra, và ROI trung bình của bạn mới là điều cần chú ýđối với người chơi chuyên nghiệp.
ROI ước tính chính là yếu tố tiên quyết bạn cần nhìn vào khi quyết định 1 giải đấu có value cho bạn không. Chẳng hạn, tham gia một giải Sit N Go 55M 10 người chơi với ROI ước tính 30% (lợi nhuận trung bình dự đoán ~15M), sẽ tốt hơn tham gia 1 giải lớn 11M GTD 3 tỷ 300 người chơi với ROI 100% (lợi nhuận trung bình dự đoán ~10M), dù nếu hên và vô địch giải 11M, bạn có thể ăn đậm gấp nhiều lần số tiền bạn bỏ ra, nhiều hơn nhiều giải nhất của tour 55M kia.
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến ROI của 1 tournament? Hãy cùng mình điểm qua:
1.Trình độ người chơi: Người chơi càng kém, xác suất bạn thắng giải càng cao, và ngược lại 1 giải đấu toàn hội tụ siêu sao sẽ khiến bạn rất khó khăn thu được lợi nhuận.
2. Rake: nghĩa là phần ban tổ chức giải thu của bạn. Chẳng hạn khi tham gia các giải trên PokerStars có ghi $100 + $9, thì rake ở đây là 9%, bạn phải đóng $109 tổng cộng, với $100 vào giải thưởng, còn $9 vào túi PokerStars. Nếu bạn chơi ở APT – Asian Poker Tour – giải châu Á, thông thường rake sẽ là 10%, kèm thêm 3% phụ thu cho nhân viên. Ở Việt Nam, vì nhiều lý do, các giải poker thường có rake khá lớn, hiện nay phổ biến ở mức 20% như tại Win Poker, Loyal, vv…, chẳng hạn với 1 giải buy in 1.2tr, thì 1 triệu vào prize pool, còn 200k thì câu lạc bộ thu phí. Chú ý, nếu bạn tham gia 1 giải đấu với buy in 1 triệu, nhưng lại theo kiểu 800k + 200k, thì mức phí thực sự ở đây là 25% (200 chia 800), chứ không phải 20%, và đây chỉ là chiêu trò marketing của câu lạc bộ để người chơi không thực sự thấy rõ mức phí phải trả.
3.Thuế: Nếu bạn thi đấu ở Macau, Philippines, Campuchia… bạn đều được miễn thuế thắng giải poker. Tại Việt Nam, bạn phải đóng 10% thuế thu nhập bất thường cho phần vượt quá 10 triệu, sau khi đã trừ chi phí buy in. Chẳng hạn, nếu chơi tour có buy in 3 triệu, rebuy 1 lần, và bạn đoạt giải 20 triệu, thì số tiền phải đóng thuế là (20 – 6 – 10) x 10% = 400k đồng. Lẽ dĩ nhiên, bạn nên chơi poker ở những nơi có mức thuế càng thấp càng tốt.
4.Overlay: hay còn gọi là money added tournament. Đây là trường hợp khi câu lạc bộ bỏ tiền túi góp thêm tiền hoặc hiện vật vào prize pool, như 1 hình thức quảng cáo để thu hút người chơi. Ở Việt Nam hay gọi là “pot up“, mình ko biết là từ đâu ra, nhưng từ chuyên môn chuẩn phải là overlay. Những tournament có overlay có thể coi là 1 dạng giảm rake, nên đáng tham gia.
5.Cấu trúc giải: những người chơi giỏi kỹ năng đánh short stack sẽ muốn chơi những tournament turbo, có blind tăng nhanh, stack khởi điểm thấp. Những người chơi giỏi đánh postflop sẽ thích đánh những tournament chậm, stack khởi điểm cao. Không có thể loại nào hơn tuyệt đối, và việc chọn 1 tournament phù hợp với kỹ năng của mình sẽ giúp bạn tăng xác suất chiến thắng
7.Số lượng người chơi: không ảnh hưởng lớn đến ROI của bạn. Nhiều người chỉ muốn thi đấu giải có số lượng người chơi cực lớn, hàng trăm, hàng ngàn người, thậm chí hàng chục ngàn người như trên PokerStars, với lý lẽ là như vậy giải nhất sẽ lớn, “đáng tham gia”. Đây chính là tư duy sai lầm mà ta đã nhắc đến ở trên. Nếu bạn nhìn vào những người như Fedor Holz, cao thủ số 1 đánh tournament hiện nay, bạn thấy anh ta thường xuyên chỉ tham gia những giải với khoảng 50, hay thậm chí 20 người, bởi với anh ta, ROI trung bình mới là quan trọng. Ngoài ra, khi đánh PokerStars những giải hàng ngàn người, thường sẽ mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng sức khoẻ nếu đánh đêm, thậm chí rất nhiều người còn bị ngủ quên khi đã vào sâu, 1 điều vô cùng đáng tiếc. Tất nhiên nếu 1 giải đấu rất đông người, xác suất có nhiều người chơi kém tăng lên, từ đó dẫn đến cơ hội thu được lợi nhuận của bạn sẽ tăng lên, nhưng thường hiệu ứng không quá nhiều. Ngoài ra một giải đấu có quá nhiều người chơi sẽ gia tăng variance, điều không tốt cho một người chơi chuyên nghiệp.
7.Lệ phí thi đấu: quản lý bankroll là 1 yếu tố tối quan trọng cho 1 người chơi poker nghiêm túc. Đừng tham gia những giải đấu vượt quá khả năng của bạn. Ngược lại, tham gia những giải quá nhỏ so với trình độ của bạn, chỉ vì giải nhất lớn cũng là 1 lựa chọn sai lầm. Nhiều bạn nói: thời gian của tôi rất quý báu, đã bỏ công đánh thì phải hướng đến giải nhất hàng trăm triệu mới bõ. Nhưng bạn đó lại một lần nữa quên đi việc để đoạt giải hàng trăm triệu đó khi tham gia một giải có buy in nhỏ, bạn sẽ phải vượt qua hàng trăm người, điều không thường xuyên xảy ra, và thay vì đó, tham gia một giải ít người chơi nhưng buy in lớn có thể đem lại lợi nhuận trung bình thậm chí lớn hơn.
8.Chi phí ngoài: giá đồ ăn, thức uống tại CLB, chi phí đi lại, thuê khách sạn, vé máy bay. Những thứ này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của bạn, nếu bạn thường xuyên thi đấu live tournament.
Như vậy, qua bài viết này, mình đã phân tích rất kỹ cho các bạn cách chọn 1 tournament đáng tham gia. Hãy trở thành 1 nhà đầu tư poker giỏi, thay vì để bị cám dỗ bởi giấc mơ bỏ tiền ít ăn nhiều, 1 cạm bẫy trong tư duy. Nếu điều thúc đẩy bạn tham gia đánh giải poker là vì chỉ phải bỏ ra số lượng tiền ít, mà có cơ hội đổi đời, giành giải thưởng khổng lồ, mà không quan tâm đến xác suất đạt được điều đó, thì mình khuyên bạn nên đi mua xổ số thì hơn. Đừng nghĩ về poker với tư duy vietlot.
Nguồn: Vietpoker
Tác giả: Jul Tran